🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕
SAU DỊCH, AI CŨNG PHẢI CHUYỂN ĐỔI TƯ DUY NẾU MUỐN TỒN TẠI
CEO Tiki lý giải vì sao đang từ ‘đối thủ’ trở thành ‘đối tác’ cùng Thế giới Di động
Tại buổi trò chuyện giữa các CEO với chủ đề “Mặt trời ló rạng nơi đâu?” tối ngày 14/10, ông Trần Ngọc Thái Sơn – CEO Tiki đã có chia sẻ về những thay đổi và cơ hội phục hồi của các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu mở cửa trở lại trên cả nước sau làn sóng đại dịch thứ tư gây thiệt hại nặng nề.
Trải nghiệm COVID là điều không muốn lặp lại
Ông Sơn cho rằng, trong ngắn hạn, dữ liệu của Tiki cho thấy có sức bật dậy từ nhu cầu mua sắm của khách hàng rất nhanh. Ngay lập tức mọi người sẽ muốn tiêu xài và có nhu cầu đi du lịch. Tuy nhiên, hiện tượng đó chỉ đến với tập khách hàng cấp trung – cao, còn với người lao động sẽ không có khả năng đó, mà họ tập trung vào nhu cầu thiết yếu. Về dài dài hạn, CEO Tiki cho rằng tình hình vẫn còn khá khó khăn.
Trong quãng thời gian đại dịch, nhiều người nghĩ rằng các sàn thương mại điện tử như Tiki sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhưng phía ông Sơn cho biết bản thân không hề muốn trải nghiệm này lặp lại.
“Thực ra mọi thứ rất cực, từ khách hàng thay đổi thói quen, có những kho hàng phải đóng cửa, rồi thiếu nguồn nhân lực. Chuỗi cung ứng cũng phụ thuộc vào các đơn vị khác dẫn đến vận hành xuyên quốc gia gặp khó khăn.
Nhưng tôi nhận ra rằng, những gì mình chuẩn bị bao năm nay, những gì chuyển đổi số được sẽ phải làm thôi. Tiki vẫn luôn đầu tư nhiều vào công nghệ, trước COVID chúng tôi đầu tư vào robot. Bản thân tôi nghĩ đó chính là thời điểm để đầu tư rồi. Cũng nhờ vậy mà Tiki có thể hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng một cách dễ dàng hơn.
Một số ngành hàng chúng tôi cũng phải nhanh chóng hoàn thành. Tháng 4 năm ngoái, Tiki quyết tâm bán hàng tươi sống. Tôi cho rằng tốc độ là quan trọng, Tiki bắt đầu học cách chứa hàng rau củ quả tươi sống và ít nhiều có kinh nghiệm”.
Nhiều người nghĩ các sàn thương mại điện tử hưởng lợi từ đại dịch, nhưng với CEO Tiki, đây là điều mà ông không muốn lặp lại.
————————————————
Cái ‘bẫy’ lớn nhất của Tiki là thấy công nghệ nào hay cũng muốn nhảy vào làm, còn khách hàng chỉ cần giao nhanh – lượng nhiều – giá rẻ!
Tiki khởi nghiệp dưới hào quang và cảm hứng từ những ‘ông lớn’ công nghệ như Facebook hay Google; thế nên, theo anh Trần Ngọc Thái Sơn – CEO Tiki, thỉnh thoảng đội ngũ của mình ‘bay’ quá: thấy công nghệ nào hay cũng muốn nhảy vào làm. Trong khi, thật ra Tiki không hẳn là một công ty công nghệ và nhu cầu của khách hàng hết sức đơn giản: giao nhanh – nhiều – rẻ.
“Cái ‘bẫy’ lớn nhất hay rủi ro lớn nhất của Tiki là muốn làm quá nhiều thứ, trong khi nguồn lực có hạn. Thấy công nghệ gì mới và hay, chúng tôi đều muốn ‘bay’ vào làm thử xem sao. Tuy nhiên, dù sao thì Tiki cũng không phải 100% là công ty công nghệ giống Facebook; ngoài phần công nghệ, chúng tôi còn nền tảng offline phía sau như bộ phận giao hàng, kho bãi…
Và sở dĩ tôi nói nó là rủi ro lớn nhất, bởi nó thuộc về bản chất của team lãnh đạo Tiki, luôn có tham vọng ‘nghĩ lớn – làm lớn’ hay nói như ông bà ta là muốn ‘liều ăn nhiều’. Tất nhiên, Tiki luôn có rất nhiều số liệu – đặc biệt trong mảng TMĐT, cái gì cũng có. Nhưng một khi ai đó set-up ra một dự án mới, vì mọi người quá hào hứng, nên khó nhìn thấy số liệu nói gì. Vậy nên, rất khó để thay đổi!
Cũng may, văn hóa của Tiki là trung thực – thẳng thắn. Nếu ai đó thấy đồng nghiệp của mình đang ‘bay’ quá cao, thì sẽ nhắc nhở, tìm gặp và cùng ngồi xuống để bàn bạc xem dự án đó có cần thiết và hiệu quả cho công việc kinh doanh hiện tại hoặc tương lai gần của Tiki hay không?
Hơn nữa, Ban lãnh đạo của Tiki cũng thường xuyên tự nhắc mình là phải tập trung và đừng quá tham lam – cái gì cũng muốn làm. Ngoài ra, chúng tôi nhận ra, nhu cầu của khách hàng Tiki khá đơn giản, họ muốn được giao nhanh – nhiều – rẻ”, Founder kiêm CEO Tiki – Trần Ngọc Thái Sơn chia sẻ trong sự kiện Open talk 3: ‘Mặt trời’ ló dạng nơi đâu?.
Cũng theo CEO Tiki, cũng may, cách đây 2 năm, sàn TMĐT này đã quyết định quay về cốt lõi sứ mệnh của mình chứ không lan man nữa: tăng cường khả năng phục vụ khách hàng là ưu tiên số 1. Theo đó, Tiki sẽ đi trả lời các câu hỏi như khách hàng thật sự cần gì? Ngoài muốn giao nhanh họ còn muốn gì nữa? Rồi mình có làm được hay không?
Và chính Covid-19 đã khiến Tiki nhanh chóng nhận ra được đâu là nhu cầu thật sự của khách hàng như đã nói ở trên và họ cần tập trung vào cái gì bỏ cái gì.
Bên cạnh đó, Covid-19 cũng khiến Tiki nhận ra nhiều vấn đề khác của bản thân cũng như thay đổi tư duy kinh doanh. Đúng là Tiki có rất nhiều kho bãi, song liệu nó đã phân bố hợp lý hay chưa và có thể phục vụ hết tất cả nhu cầu mà Tiki cần – ví dụ kho của Tiki có thể lưu trữ hàng tươi sống được hay không?
Trước đây, khi Tiki bán hàng có thương hiệu, nhiều người cứ nghĩ họ và các nhà bán lẻ khác chính là đối thủ – ví dụ trong mảng bán lẻ hàng công nghệ thì Tiki và Thế Giới Di Động là đối thủ. Song Covid-19 khiến họ nhận ra: không có cạnh tranh gì ở đây cả, hiện Tiki đang xây dựng nền tảng công nghệ để phục vụ các nhà bán lẻ có thương hiệu khác lên sàn Tiki. Chưa hết, trong Covid-19, Tiki đã hợp tác với AIA để đưa sản phẩm bảo hiểm lên bán trên kênh online.
“Covid-19 khiến chúng tôi vỡ lẽ ra nhiều thứ và khiến chúng tôi thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh của chúng tôi vẫn thế – vì chiến lược kinh doanh không phải là thứ có thể thay đổi trong một sớm một chiều, không từ đơn ngành chuyển ngay sang đa ngành được.
Giống như nếu mình bán bún bò, mình không thể vì Covid-19 mà chuyển sang bán hàng tiêu dùng online; song mình có thể dùng công nghệ để bán bún bò.
Mục tiêu của Tiki cũng không thay đổi từ lúc khởi nghiệp đến tận bây giờ: phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn – bao gồm cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam càng nhiều càng tốt. Cũng như thế, IPO là ước mơ của Tiki trong 10 năm nay chứ không phải do Covid-19, ngay từ khi công ty có 3 đến 5 người, chúng tôi đã mơ ước có ngày được lên sàn.
Covid-19 có thể tạo nhiều khó khăn này thuận lợi kia cho Tiki, nhưng định hướng kinh doanh và phát triển của chúng tôi vẫn thế – không có thay đổi lớn. Đại dịch chỉ khiến chúng tôi đi sớm hoặc đi chậm 6 tháng/12 tháng mà thôi”, ông Trần Ngọc Thái Sơn khẳng định.
————————————————-
Từ đối thủ trở thành đối tác
CEO Tiki cũng cho rằng, đại dịch thúc đẩy nhanh hơn tốc độ chuyển dịch kênh bán lẻ. Ở Việt Nam, tỷ trọng lớn vẫn là kênh bán lẻ truyền thống, trong vòng 10 năm điều này không có nhiều thay đổi. Đại dịch khiến bán lẻ truyền thống chuyển dần sang bán lẻ hiện đại, sang online và online mới. Ông Sơn nhấn mạnh đến những lĩnh vực mất nhiều thời gian để chuyển dịch như hàng tươi sống và thương mại điện tử ở nông thôn đang có nhiều thay đổi tích cực.
“Xu hướng trong tương lai là tiện lợi, yên tâm, an toàn, giá rẻ. Các nền tảng sẽ tìm cách tiết giảm chi phí và tận dụng sức mạnh cộng đồng. Nếu nhìn sang Trung Quốc, những người bán hàng ngoài đường hiện giờ thanh toán bằng AliPay hay Wechat Pay…”
Trong 2 năm qua, ông Sơn cho biết ưu tiên số 1 của Tiki là tăng cường năng lực phục vụ khách hàng. Tiki cũng thay đổi quan điểm từ cạnh tranh với các thương hiệu bán lẻ sang phục vụ họ, có thể thấy rõ ràng nhất là trường hợp của CTCP Thế giới Di động.
Cuối cùng, làm sao để có thể giúp các doanh nghiệp SME có thể hấp thụ tốt nhất ánh sáng mặt trời sau cơn bão đại dịch, CEO Tiki cho rằng các doanh nghiệp phải cộng sinh cùng nhau. Hiện nay có rất nhiều công cụ để một doanh nghiệp để SME có thể bán hàng online, chi phí cũng rẻ, do đó có thể tận dụng hệ sinh thái có sẵn để phát triển nhanh hơn.
(Theo Nhịp sống kinh tế)
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
Code Embed: No embed code was found for TOP1VIETNAM-180039192032516
🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕🇻🇳🇻🇳🇻🇳📰🆕
#SAU #DỊCH #CŨNG #PHẢI #CHUYỂN #ĐỔI #TƯ #DUY #NẾU #MUỐN #TỒN #TẠICEO #Tiki #lý #giải #vì #sao #đang #từ #đối #thủ #trở #thành #đối #tác #cùng